Hồng Anh tin rằng: bất kì một bạn nào nhận được thư mời trúng tuyển tại công ty mơ ước với mức lương hấp dẫn cũng đều rất vui mừng và nghĩ rằng đây là cơ hội phát triển bản thân tốt hơn, nên chẳng có gì đáng sợ. Nhưng thực tế, ngay từ thời khắc bạn chính thức nhận việc ở công ty mới cũng chính là lúc trong bạn dấy lên nhiều nỗi sợ vô hình. Những nỗi sợ này khiến cho một nhân viên Sales như bạn làm việc một cách dè chừng, ngại sáng tạo, không dám thay đổi vì luôn nghĩ rằng rất có thể nếu làm sai, bạn sẽ phải chịu cả trách nhiệm về tiền bạc.
Thông qua kinh nghiệm quản lý team Sales và những khảo sát khách quan của chính mình, Hồng Anh nhận thấy các bạn Sales mới thường gặp phải 5 nỗi sợ lớn nhất. Thử kiểm tra xem bạn lo sợ bao nhiêu trong 5 điều dưới đây nhé.
Kèm theo đó là những lời khuyên của Hồng Anh, hi vọng có thể giúp bạn vượt qua thời gian thử việc với một tâm thế tự tin và hoàn thành công việc Sales xuất sắc nhất có thể.
Nhiều bạn Sales có kinh nghiệm thường rỉ tai nhau rằng sales là nghề kiếm tiền trên sự từ chối của khách hàng. Càng nhiều sự từ chối thì càng có nhiều cơ hội bán hàng. Nghe có vẻ vô lý, nhưng khi trải nghiệm với nghề thì Hồng Anh thấy đúng là như vậy. Dù bạn không muốn nghe lời từ chối của khách hàng, nhưng điều đó vẫn diễn ra như một phần tất yếu của nghề.
Phải chăng chính vì bị từ chối quá nhiều nên mỗi lần nhấc call (điện thoại) hay mỗi lần đàm phán bạn lại sợ thất bại?
Hồng Anh đã từng rất sợ khách hàng. Chính vì Hồng Anh tập trung quá nhiều vào nỗi sợ của bản thân nên quên đi rằng mình cần phải hiểu khách hàng. Rõ ràng trong mọi cuộc đàm phán biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Việc bạn càng hiểu khách hàng bao nhiêu thì cơ hội chốt đơn của bạn lớn bấy nhiêu.
Ẩn sâu của những nguyên nhân khách hàng từ chối bạn là gì? Bạn đã hiểu khách hàng của mình bao nhiêu phần trăm?
Trước đây trong quá trình đàm phán với khách hàng, Hồng Anh thường chỉ tập trung vào mục tiêu chính là bán sản phẩm nên hiếm khi Hồng Anh chú ý tới cách dùng từ hay những câu thừa; và sau mỗi cuộc đàm phán, Hồng Anh cũng không biết lí do vì sao mình không chốt được hợp đồng mặc dù đã áp dụng quy trình bán hàng rất trơn tru.
Sau này, khi đã nhận ra được lí do vì sao thì Hồng Anh lại thấy rằng các bạn Sales mới vào nghề (hay thậm chí làm lâu trong nghề) đôi khi vẫn mắc phải những thói quen sử dụng những từ/câu thừa trong quá trình đàm phán, bán hàng.
Chính vì vậy, ngày hôm nay Hồng Anh chia sẻ một số kinh nghiệm của mình. Khi Hồng Anh áp dụng những điều này thì các cuộc cold-call (điện thoại chào hàng) và các cuộc đàm phán trở nên hiệu quả hơn và Hồng Anh cũng ghi điểm trong mắt khách hàng.
Vậy những câu/từ nào nếu bạn sử dụng có thể khiến bạn chấm dứt, mất đi cơ hội bán hàng?
“Chị thấy giá sản phẩm/dịch vụ bên em cao quá” là câu nói mà Hồng Anh từng nghe rất nhiều lần trong suốt mười mấy năm gắn bó với nghề Sales.
Có thể bạn nghĩ rằng đây là tín hiệu cho thấy khách hàng đang có ý định từ chối mua hàng nhưng thực tế khi khách hàng nói câu này, bạn chỉ cần hiểu đó là câu cửa miệng của khách hàng khi họ muốn mặc cả về giá sản phẩm. Nó như một lời từ chối ‘giả” trong mọi cuộc đàm phán.
Vậy làm thế nào để có thể vượt qua lời từ chối “giá cao”? Làm sao để phân biệt đây là lời từ chối thật hay là lời từ chối giả?
Bạn có tò mò muốn biết Hồng Anh xử trí ra sao mỗi khi khách hàng phàn nàn về giá cả, và tại sao hơn 90% khách hàng mà Hồng Anh từng điện thoại hay gặp mặt đều vui vẻ mua hàng với đúng mức giá mà Hồng Anh chia sẻ ban đầu? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc.
99.9% các bạn Sales mới mà Hồng Anh từng làm việc đều chia sẻ rằng bước khó nhất trong quy trình bán hàng chính là “Chốt hợp đồng”. Mặc dù bạn đã áp dụng đầy đủ các bước hay thậm chí làm đúng y như kịch bản bán hàng được dạy nhưng cuối cùng, bạn vẫn không chốt được hợp đồng. Câu hỏi đặt ra là làm sao để bạn có thể chốt hợp đồng một cách nhanh chóng nhất?
Bạn muốn tăng doanh số, gia tăng thu nhập? Hồng Anh cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên trên thực tế, để có thể thành thạo bán hàng, bạn cũng cần biết chấp nhận những rủi ro, những sai lầm để rút ra kinh nghiệm và để học hỏi cho những lần bán hàng tiếp theo.
Sau rất nhiều bài học xương máu của bản thân (và từ các bạn Sales khác) thì hôm nay Hồng Anh sẽ chia sẻ với các bạn những sai lầm cần tránh khi muốn chốt hợp đồng ngay tại cuộc gọi/gặp mặt.
Trong những năm đầu mới vào nghề, việc chốt thành công hợp đồng đối với Hồng Anh cực kì khó khăn. Một phần do kĩ năng còn yếu, một phần do bản thân chưa có sự nhạy bén để có thể nắm bắt tâm lý và hiểu khách hàng.
Sau rất nhiều bài học được trải nghiệm, thậm chí để mất đi một cơ số hợp đồng giá trị, Hồng Anh nhận ra rằng, bất kì bạn Sales nào cũng cần phải nhạy bén, biết quan sát các khách hàng tiềm năng.
Thực tế trong bất cứ cuộc đàm phán nào, dù khách hàng có nhu cầu mua hay không họ cũng sẽ cho bạn thấy những tín hiệu, tuy đôi khi đó chỉ là những cử chỉ không lời. Và dựa vào những tín hiệu ấy, nếu bạn biết nắm bắt cơ hội, Hồng Anh tin rằng bạn sẽ nhận được những kết quả vượt trội trong bán hàng.
Bài viết hôm nay của Tiger Sales sẽ giúp bạn đọc vị 9 dấu hiệu phổ biến nhất của một khách hàng đã sẵn sàng cho quyết định mua. Nhờ vậy, bạn sẽ nhanh chóng xác định được những khách hàng chất lượng và không cần phải lo lắng về việc mình sẽ bỏ lỡ những hợp đồng giá trị.